Cho dù bạn muốn làm vlog, tạo nội dung cho kênh YouTube hay chỉ đơn giản là chia sẻ các cảnh quay riêng tư với gia đình và bạn bè, thì chất lượng âm thanh đều rất quan trọng. Vì hầu như mọi người khi quay video chỉ chú trọng đến về mặt hình ảnh, bỏ qua chất lượng âm thanh nên kết quả video nhận lại được luôn bị lẫn tạp âm hay giọng nói bị bóp nghẹt nghe rất khó chịu. Nếu muốn chất lượng âm thanh video trở nên tốt hơn để dễ dàng truyền đạt đến người xem video, mình khuyên bạn nên sử dụng các phụ kiện âm thanh, dụng cụ quay video Youtube & TikTok tốt nhất hiện nay được liệt kê trong danh sách này nhé!
I. Những điều cần biết khi chọn micrô để ghi âm lúc quay video
Thông thường các smartphone và máy ảnh có thể ghi lại âm thanh khi quay video nhờ có micrô tích hợp. Những micrô tích hợp này khá tiện lợi song chúng chỉ có thể tạo ra âm thanh chất lượng thấp. Mic tích hợp không có thông số kỹ thuật cao nên âm thanh mà nó tạo ra không rõ ràng ngay cả trong điều kiện lý tưởng. Nói cách khác, việc ghi âm trong thiết bị thực sự chỉ phù hợp để ghi chú và tham khảo. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo, vì có nhiều loại mic gắn ngoài với các mức giá khác nhau sẽ phù hợp với ngân sách của bạn.
Dưới đây là những điều cần biết khi chọn micrô để ghi âm lúc quay video mà bạn nên tham khảo:
1. Cách chọn micro
Mặc dù có rất nhiều loại micro phù hợp với từng tình huống và nhu cầu của bạn. Nhưng chủ yếu bài viết này của mình là hướng đến các sản phẩm phù hợp với những người làm sáng tạo nội dung hoặc đam mê làm vlogger nhưng không muốn tốn quá nhiều tiền vào việc mua sắm phụ kiện âm thanh để quay video. Chính vì vậy, bài viết này mình sẽ giới thiệu các sản phẩm có giá cả phù hợp hiện đang được nhiều YouTuber và Tiktoker ưa chuộng nhất hiện nay nhé! Trong các món phụ kiện được người sáng tạo nội dung yêu thích không thể thiếu micro.
Cụ thể, nếu bạn muốn mua micro thì nên chọn Mic dạng cài áo có thiết kế nhỏ gọn, không dây và có thể được cắm vào mic kép như Rode Wireless Go II có mic tích hợp riêng. Nó rất thuận tiện cho việc sử dụng, bạn có thể kẹp nó vào cổ áo của mình hay cắm trực tiếp vào máy ảnh, máy tính chẳng hạn,…
Bên cạnh đó, Mic cần phải có dây cáp có kết nối phù hợp với thiết bị ghi âm. Hầu hết các máy ảnh đều có ổ để cắm giắc 3,5 mm cho micrô và tai nghe, đồng thời cáp kết nối phải có các đầu cắm khác nhau. Cụ thể, đối với điện thoại di động, bạn sẽ cần cáp giắc cắm mini TRRS (TRRS là viết tắt của “Tip-Ring-Ring-Sleeve”: đây là bốn dây dẫn trong cáp). Còn máy ảnh thường sẽ sử dụng giắc cắm TRS (Tip-Ring-Sleeve).
Một thiết bị phổ biến khác là mic Lav kép, ví dụ như Røde Wireless GO II và Joby Wavo Air. Ở loại này, micrô và bộ phát được kết hợp thành một, mặc dù kích thước có vẻ lớn hơn một chút nhưng chúng rất linh hoạt và có thể chấp nhận mic lav bên ngoài. Với nó, bạn có thể dùng phát tín hiệu từ mic/bộ phát được gửi không dây đến bộ thu được cắm vào thiết bị hoặc camera rất dễ dàng.
Điều này cho phép phạm vi hoạt động của các thiết bị như vậy có thể dùng trong bán kính 50m trở lên, vì vậy chúng rất hoàn hảo khi bạn muốn quay video trong lúc di chuyển ở khoảng cách xa. Và để có âm thanh rõ ràng, tốt hơn bạn hãy đặt micrô lav trong phạm vi khoảng một bàn tay từ miệng đến nơi bạn gắn mic.
2. Bọc đầu Micro để chắn gió
Nếu bạn thường hay quay video thực tế bên ngoài thì không thể nào tránh được trường hợp những tạp âm không mong muốn bên ngoài lọt vào video của mình. Ngay cả một cơn gió nhẹ nhất cũng có thể khiến các bản ghi video ngoài trời không thể sử dụng được. Để hạn chế điều này, tốt nhất nên che mic bằng cách bọc xốp hoặc lông tổng hợp,… cho đầu mic chẳng hạn.
Trong các loại mic, thì Mic lav thường được sử dụng phổ biến để quay các địa điểm bên ngoài và cho các cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc micrô ngắn loại có thể được gắn trên máy ảnh hoặc để trên giá đỡ bên cạnh máy ảnh. Những micrô như vậy có kiểu thu âm một chiều, khiến chúng rất nhạy nhất là theo hướng phía trước như hình dưới.
Và tuỳ theo các tình huống khác nhau mà bạn sẽ cần các micrô khác nhau để có chất lượng âm thanh tốt nhất. Nếu bạn muốn quay vlog trong nhà, mic trên máy ảnh như Røde VideoMic là một lựa chọn phù hợp, còn nếu quay tại nhiều địa điểm bên ngoài thì nên chọn micrô không dây cài áo sẽ phù hợp hơn.
3. Micro để bàn
Để giọng nói rõ ràng hơn khi phát online và phát podcast, bạn cần có micrô để bàn khác ngoài micrô quay phim, nó sẽ giúp bạn sử dụng dễ dàng hơn tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Và tuỳ theo tính chất của video mà bạn cần ưu tiên sử dụng loại mic phù hợp, chẳng hạn như: khi quay vlogging trên máy quay, mình thấy mic cardioid hoặc super-cardioid là phù hợp nhất. Vì bạn có thể ghi lại âm thanh hai chiều từ phía trước và phía sau ống kính máy ảnh. Trong đó, mic phụ cardioid có tiêu cự phía trước rộng hơn nên sẽ hoạt động tốt hơn.
Hầu như, Micrô rất nhạy cảm với âm thanh do rung động tạo ra và bạn có thể ngăn chặn bằng cách giữ micrô cố định trên giá đỡ chống sốc để hấp thụ rung động. Tốt hơn, khi bạn dùng micrô cho dù trên máy ảnh, trên giá đỡ hay trên máy tính để bàn, bạn nên kiểm tra xem mic có được kẹp đúng cách hay không trước khi bắt đầu ghi âm. Một số micrô được cung cấp kèm theo giá đỡ chống sốc chuyên dụng đến từ các thương hiệu như: Rycote, Smallrig và Røde.
4. Nên nghe âm thanh qua Headphone
Nếu bạn quay video bằng máy ảnh ở bên ngoài thì khi quay video xong, bạn nên nghe lại để xem video có chất lượng âm thanh tốt chưa? Lúc này, nếu bạn có sẵn headphone thì sẽ dễ dàng kiểm tra hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các máy ảnh đều được trang bị cổng tai nghe và chỉ có các mẫu máy mới cao cấp hơn hướng đến vlogger thì tính năng này mới được trang bị.
Nếu cổng chuyên dụng không được cung cấp, máy ảnh có thể kích hoạt kết nối qua cổng USB-C và adapter giắc cắm mini 3,5mm.
Nếu không có cổng tai nghe, bạn có thể kiểm tra âm thanh theo những cách khác. Ví dụ: Một màn hình HDMI có thể được cắm vào máy ảnh và màn hình này có cổng tai nghe. Ngoài ra, hãy sử dụng máy ghi âm riêng có gắn mic ngoài.
Nikon Z6 II có cả cổng micro và tai nghe 3,5 mm, bên cạnh cổng HDMI và USB-C. Máy ảnh có cổng tai nghe tích hợp là giải pháp tiện lợi nhất cho hầu hết mọi người, các mẫu máy có tính năng này bao gồm: Canon EOS R6 Mark II, Fujifilm X-H2S, Nikon Z6 và Panasonic Lumix S5 II.
Tóm lại, một cặp tai nghe phù hợp không cần phải tốn quá nhiều tiền nhưng chất lượng âm thanh cần phải đủ tốt để bạn có thể kiểm tra bản ghi âm của video. Sự thoải mái không phải là điều quan trọng vì chúng chỉ dành cho mục đích sử dụng không thường xuyên chứ không phải liên tục. Chính vì vậy, lời khuyên của mình là hãy mua một cặp tai nghe over ear giá phù hợp để sử dụng ở bên ngoài và đầu tư vào một cặp tai nghe over ear chất lượng cao hơn để sử dụng tại nhà.
II. Các phụ kiện âm thanh tốt nhất để quay video Youtube & TikTok
1. Micro không dây Hollyland Lark M1
Hollyland Lark M1 là sản phẩm micrô cài áo không dây với thiết kế nhỏ gọn rất phù hợp cho các vlogger nào đang tìm kiếm một giải pháp âm thanh đơn giản. Sản phẩm có hai biến thể gồm: Solo (với một bộ phát và một bộ thu) và Duo (gồm một bộ thu và hai bộ phát). Bộ phát có mic tích hợp trong khi bộ thu đi kèm hộp sạc phù hợp.
Micrô Lark M1 sử dụng băng thông 2,4 GHz và có tính năng nhảy tần thích ứng (AFG) cũng như chức năng khử tiếng ồn HearClear để lọc những tạp âm xung quanh. Khi được sạc đầy, thiết bị có thời lượng pin 8 giờ và phạm vi hoạt động lên tới 650 feet/200m. Sạc được thực hiện qua USB-C. Hộp sạc của Duo có thể dùng trong 1,5 giờ và có thể sạc lại bộ TX/RX hai lần.
2. Micrô Joby Wavo Air
Bộ sản phẩm Wavo Air của Joby là một sản phẩm micrô không dây đa năng, chất lượng cao được rất nhiều người dùng yêu thích cũng như đánh giá cao. Bộ sản phẩm bao gồm một bộ thu và hai bộ phát cộng với mic tích hợp có bọc xốp đầu mic để chắn gió. Nếu bạn thích dùng micrô lav có dây, thì an tâm, nó cũng được bọc xốp để chắn gió. Cáp TRS và TRSS cũng được cung cấp để bạn dễ dàng gắn sử dụng cho máy ảnh và smartphone. Tất cả ba thiết bị đều có thể sạc lại bằng USB-C và sau khi được sạc đầy, thời lượng pin có thể sử dụng lên đến sáu giờ. Hệ thống Wavo Air rất dễ sử dụng và ghép nối ngay lập tức khi bật nguồn. Với chất lượng âm thanh cực tốt trong phạm vi hoạt động lên tới 50m.
3. Micrô Rode VideoMic NTG
VideoMic NTG là một chiếc micrô thu âm đa năng, nó mang lại hiệu suất cực kỳ ấn tượng và bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu cũng như bất cứ khi nào bạn cần. Đặc biệt, nó thường được nhìn thấy sử dụng trên máy ảnh, với kiểu thu âm có tính định hướng cao mang lại âm thanh nghe rất tự nhiên, êm tai nhờ thiết kế cải tiến có các lỗ âm thanh nằm dọc theo chiều dài của mic, qua đó bạn có thể thoải mái ghi âm giọng nói và podcast. Không chỉ vậy, VideoMic NTG cũng có thể hoạt động ở chế độ USB, giắc 3,5 mm đóng vai trò là đầu ra tai nghe để tự động giám sát.
Hàng loạt tính năng hỗ trợ của VideoMic NTG giúp bạn có được âm thanh tốt nhất trong mọi tình huống. Với bộ lọc thông cao, tăng tần số cao để nâng cao chi tiết và điều khiển khuếch đại âm thanh có thể thay đổi vô hạn để điều chỉnh đầu ra cho thiết bị. Cổng đầu ra 3,5mm có khả năng tự động cảm biến, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng khi chuyển từ sử dụng máy ảnh sang thiết bị thông minh và có Mic đi kèm với một khung chống sốc.
4. Micrô Røde Wireless GO II
Røde Wireless GO II với thiết kế cực kỳ nhỏ gọn và linh hoạt, đi kèm với nó là bộ thu kênh đôi và hai bộ phát. Đây chính là một trong những phụ kiện âm thanh đáng sở hữu nhất hiện nay đối với các TikToker và Youtuber.
Truyền dẫn kỹ thuật số Series IV 2,4GHz của Rode kết hợp mã hóa 128 bit tạo ra âm thanh rõ ràng, ổn định ngay cả trong môi trường có mật độ tín hiệu RF dày đặc với phạm vi hoạt động lên tới 200m. Nó cũng tương thích với các thiết bị như: máy ảnh, di động và máy tính.
Ngoài ra, nó cũng có tính năng ghi âm tích hợp với bộ nhớ trong lên đến 40 giờ, vì vậy nếu bản ghi âm của thiết bị bị hỏng, bạn sẽ có một bản sao lưu nên cứ yên tâm nhé. Bên cạnh đó, pin lithium-ion có thể sạc lại trên bo mạch có thể cung cấp khả năng ghi âm lên tới 7 giờ.
Tóm lại, với chất lượng âm thanh ở mức độ chuyên nghiệp cộng với tính chất thân thiện với người dùng và tính linh hoạt đáng kinh ngạc, có thể nói, đây là một hệ thống mic hay và bạn có thể tận dụng tối đa tiềm năng của nó trên tất cả các thiết bị mà không gặp rắc rối gì.
5. Micrô Sennheiser MKE 400
Được thiết kế dành cho các vlogger và người sáng tạo nội dung, Sennheiser MKE 400 là dạng micrô shotgun nhỏ gọn, nhẹ với tính định hướng cao nhờ có độ nhạy siêu cardioid. Nó mang lại âm thanh với độ rõ nét ấn tượng và có công tắc tăng độ nhạy ba bước cho phép bạn điều chỉnh khả năng phản hồi của micrô cho các tình huống khác nhau. Ngoài ra nó còn được tích hợp khả năng chống gió và giá đỡ chống sốc để giảm tiếng ồn khi xử lý máy ảnh.
MKE 400 tương thích với máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật hoặc các thiết bị di động nhờ được cung cấp kèm theo cáp cuộn TRS 3,5 mm và TRRS có khóa. Một điểm cộng nữa là MKE 400 có cổng giám sát tai nghe 3,5 mm. Điều này cho phép bạn kiểm tra âm thanh trực tiếp và có thể điều chỉnh mức âm thanh bằng bộ điều khiển âm lượng tích hợp.
6. Tai nghe Beyerdynamic DT 240 Pro
Với mức giá hợp lý, cộng thiết kế tai nghe nhỏ gọn và có hiệu suất mạnh mẽ, Beyerdynamic DT 240 Pro là chiếc tai nghe phù hợp cho mục đích thu và kiểm âm với chất lượng đáng kinh ngạc so với mức giá của nó. Nó tương thích với hầu hết các thiết bị gồm: laptop, smartphone và máy ảnh.
Một điểm cộng nữa là sản phẩm tai nghe khi đeo mang lại cảm giác rất thoải mái, kể cả khi bạn đeo trong thời gian dài và không có hiện tượng rò rỉ âm thanh xảy ra. Chưa kể, bạn có thể dễ dàng thay thế miếng đệm tai và cáp nên sản phẩm có thể được sử dụng lâu dài.
Chất lượng âm thanh của Beyerdynamic là không có gì để chê, với âm trầm sâu rõ ràng, âm trung mượt mà và âm bổng trong trẻo được tạo ra. Từ đó, Beyerdynamic DT 240 Pro khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong các sự lựa chọn tai nghe phù hợp dành cho các vlogger và nhà sản xuất video hiện nay.
7. Tai nghe Røde NTH-100
Røde là một thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất các sản phẩm micro và gần đây đã mở rộng sang lĩnh vực tai nghe. Trong đó, NTH-100 là sản phẩm tai nghe over-ear chuyên nghiệp, ấn tượng nhất dùng để ghi âm và podcast được nhiều vlogger và các nhà sáng tạo nội dung video trên Youtube cũng như TikTok ưa chuộng. Nó được đánh giá cao nhờ có chất lượng âm thanh hay và có nút chụp tai kín, giúp cách ly rất tốt với âm thanh bên ngoài cũng như không lo bị rò rỉ âm thanh.
Ngoài ra, trở kháng 32Ω thấp và độ nhạy cao giúp NTH-100 dễ dàng điều khiển từ mọi giao diện và thiết bị di động. Thiết kế tuy không tính là nhỏ gọn nhưng đeo rất thoải mái và có chất lượng âm thanh hay, chính điều này khiến nó trở nên cực kỳ thoải mái và được ưa chuộng để sử dụng khi chỉnh sửa và nghe hàng ngày trong thời gian dài.
8. Máy ghi âm Tascam Portacapture X8
Máy ghi âm Tascam Portacapture X8 với hiệu suất mạnh mẽ, phù hợp với mọi loại ứng dụng âm thanh và được thiết kế rất thân thiện để dễ sử dụng. Cụ thể, sau khi khởi động, thiết bị sẽ hiển thị màn hình cho phép bạn nhanh chóng chọn cài đặt phù hợp cho tình huống của bạn, với các ứng dụng cài đặt trước như: ghi âm giọng nói, podcast, âm nhạc. Qua đó, bạn có thể bắt đầu ghi âm mà không cần phải tìm hiểu sâu về các tính năng của Portcapture. Ngoài ra, bạn có thể ghi âm tối đa 6 bản âm thanh riêng lẻ và bản phối âm thanh nổi.
Adapter A/D kép cao cấp với độ phân giải nổi 32 bit cho phép xử lý tiếng ồn hiệu quả. Các mức điều khiển này có thể được chỉnh sửa mà không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ tín hiệu hay gây nhiễu âm thanh, do đó chất lượng đầu ra âm thanh vẫn ở mức cao.
Thiết bị này còn đi kèm với hai micrô tụ điện kép tích hợp sẵn có chất lượng cao và chúng có thể được sắp xếp theo cấu hình âm thanh nổi AB hoặc XY. Không chỉ vậy, việc thêm adapter Bluetooth vào tùy chọn sẽ cung cấp cho bạn khả năng điều khiển không dây thông qua ứng dụng Portacapture Control rất tiện lợi. Nói tóm lại, Tascam Portacapture X8 hội tụ đầy đủ các tính năng mà một máy ghi âm chất lượng cao mang đến và có giá cả phù hợp nên rất đáng mua nếu bạn muốn dùng để ghi âm thanh hay khi quay video.